Trong mỗi đám cưới trên thế giới, trên bàn tiệc sẽ luôn có những món bánh cưới đặc trưng của đất nước ấy. Những loại bánh ấy tuy hình thức khác nhau nhưng ý nghĩa đều muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể hạnh phúc viên mãn. Và Việt Nam ta cũng có một số loại bánh cưới theo vùng miền. Sau đây, hãy cùng điểm qua các loại bánh có trong thực đơn tiệc cưới truyền thống của người Việt nhé.

Bánh Phu thê

Đây chắc hẳn là loại bánh mà người Việt không ai mà không biết trong mỗi dịp lễ cưới. Bánh Phu thê – hay còn gọi là bánh xu xê là loại bánh không thể thiếu trong thực đơn tiệc cưới truyền thống của người Việt Nam. Mặc dù, những năm gần dây bánh kem cưới kiểu Tây được ưa chuộng sử dụng hơn nhưng bánh phu thê vẫn ở đấy với một giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc ta. 

thực đơn tiệc cưới bánh phu thê miền bắc

Bánh Phu thê của miền Bắc

Tuy truyền thống là thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được ý nghĩa và sự khác nhau của bánh tại các vùng miền. Nếu như ở miền Bắc, bánh phu thê được làm tròn vạnh với sắc đỏ, sắc vàng bắt mắt, gói bên ngoài một lớp bóng kính đơn giản thì ở miền trong lại làm cầu kỳ hơn. Miền Trung xứ Huế, chiếc bánh được đặt trong một hộp lá dứa vuông vức với hương vị đặc trưng riêng. Còn tại miền Nam thì bánh lúc nào cũng được bày một cặp bánh có vuông có tròn gói trong giấy trắng thắt nơ đỏ rất kiểu cách.

thực đơn tiệc cưới miền trung

Bánh Xu xê của miền Trung

Chiếc bánh này được tưng truyền với nhiều giai thoại khác nhau, nhưng điểm chung câu chuyện đều xoanh quanh chuyện tình nghĩa vợ chồng. Trong tiếng Hán, “Phu thê” có nghĩa là “vợ chồng” và người Huế họ nói trại đi là “xu xê”. Và cũng vì vậy mà hương vị bánh ở Hà Nội cũng khác với ở Huế. Người Huế xưa quan niệm rằng chiếc bánh có 2 phần âm và dương tượng trưng cho vợ và chồng. Phần thân bánh tượng trưng cho người vợ trong trắng, mịn màng được bao bọc bởi khuôn lá dứa xanh biếc như hình ảnh người chồng mạnh mẽ. Theo thuyết ngũ hành, mọi nguyên liệu cấu thành chiếc bánh đều mang hàm ý nghĩa đặc biệt bên trong. Ngoài những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc, những người thợ làm bánh đã lựa chọn rất kỹ lưỡng từ phần lá gói, cơm dừa trắng non, nhân đậu xanh béo ngậy tạo nên một tổng thể hài hòa. Điều này thể hiện tình nghĩa vợ chồng hòa thuận, son sắt keo sơn như chiếc bánh phu thê.

Có thể bạn quan tâm: Các món ăn trong thực đơn ngày cưới ngày nay

Bánh Hỷ của người Tiều

Có lẽ ít ai biết rằng người Tiều (Triều Châu) sống ở khu người Hoa cũng có một phong tục bánh cưới đặc trưng. Hình ảnh của chiếc bánh nhìn qua sẽ có nhiều bạ cảm thấy rất thân thuộc, chiêc bánh hỷ này thường được biết đến là “Bánh Pía”. Mọi người thường ấn tượng với bánh pía Sóc Trăng nhưng ít ai biết nguồn gốc thực sự của bánh là của người Triều Châu. Vào thời Nguyễn, người Tiều đi di cư tới vùng Sóc Trăng sinh sống nên từ đó món bánh pía được nổi lên như một đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Và ở khu vực Chợ Lớn, nơi cộng đồng người Hoa sinh sống, thì bánh pía chỉ được dùng vào những dịp hỷ sự, lễ Tết, Tết Trung Thu, cúng bái, giỗ chạp quan trọng. Từ pía trong tiếng Triều Châu là “pi-é”, phiên âm Hán Việt có nghĩa là bánh. 

thực đơn tiệc cưới bánh hỷ

Bánh Pía – món bánh không thể thiếu trong thực đơn tiệc cưới của người Tiều

Chiếc bánh pía ngày xưa chỉ có nhân thịt heo, đậu xanh và củ cải muối với bột bánh nhiều lớp. Theo thời, gian, công thức bánh được biến tấu để phù hợp với khấu vị người Việt hơn, đa dạng các loại nhân từ sầu riêng, trứng muối, khoai môn,… Trong đám cưới người Tiều sẽ luôn xuất hiện loại bánh này cùng kẹo l và kẹo vừng trắng. Ngụ ý của thức bánh này là để bày tỏ đến tân uyên ương những lời chúc tốt đẹp nhất. Mỗi khi có nhà nào gả con gái qua nhà chồng, họ hàng thân thích của 2 bên sẽ tặng 1 hộp bánh được gói giấy đôi long phụng son sắt và bên trong là bánh pía và 2 loại kẹo lạc vừng. Ngày nay, bánh pía cũng được coi như một loại bánh trung thu với ý nghĩa cho sự gia đình sum vầy, quây quần bên nhau.

 Trên đây là một số loại bánh đặc trưng trong thực đơn tiệc cưới của người Việt từ xưa. Nếu như cặp đôi muốn tổ chức một đám cưới mang đậm sự truyền thống và hoài cổ nhưng vẫn sang trọng và lộng lẫy thì hãy tham khảo link bên dưới có các mẫu thực đơn của Riverside Palace. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về văn hóa bản sắc nước nhà.

Tham khảo thêm: Menu tiệc cưới hấp dẫn của Riverside Palace