Quá trình chọn được một thực đơn tiệc cưới như ý cũng cần quan tâm đến văn hóa vùng miền. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ sự khác biệt của thực đơn ngày cưới miền Nam Bộ. Hãy cùng xem, lúc xưa và thời nay đám cưới có gì khác nhau nhé!
Hiện nay, khi đi dự đám cưới ở Sài Gòn, hay nói rộng ra là cả vùng Nam Bộ, bạn sẽ rất dễ nhìn thấy có sự giống nhau về các món ăn. Do đó, chỉ cần nhìn thấy món đầu tiên thì khách mời rất dễ đoán được những món tiếp theo có trong thực đơn.
Tại các nhà hàng tiệc cưới TPHCM đa phần sẽ khởi đầu bởi một chén súp vi cá hoặc súp măng tây cua. Đối với những bữa tiệc bình thường thì cũng có ít nhất một món súp, tuy nhiên chất liệu có thể thấp hơn vi cá hay bào ngư, cua biển. Thay vào đó, họ sẽ đưa lòng trứng gà, măng tre xắt nhuyễn và một vài quả trứng cút vào. Dù là súp nào thì nước súp đều phải có độ loãng. Mức độ súp của người Việt mình thường sẽ có chút sền sệt bởi người ta cho thêm bột năng. Món súp này sẽ tượng trưng cho sự chúc mừng cho cặp đôi uyên ương, bởi bạn nhìn thấy được những áng mây hòa quyện trên bầu trời, nhìn giống rồng bay phượng múa.
Sau món khai vị, kế tiếp thường sẽ là món ăn khô, món ăn ít nước được gọi là bốn món ăn chơi. Bốn món ở đây không phải là bốn món trong bốn đĩa mà là bốn món dọn cùng một đĩa. Món ăn điển hình là gà rút xương sắt lát, chả giò tôm cua, càng cua bách và món thịt nguội là “tứ bửu” nghĩa là bốn thứ ngon nên có mặt trước món chính của bữa tiệc.
Đối với món chính trong bữa tiệc cưới thường mọi người sẽ chọn gà hoặc heo sữa quay, cá chẽm, cá lóc hấp, cá chiên xù,… Đối với đám cưới ngày xưa, thực đơn tiệc cưới miền Nam thường các món chính được gọi với tên là Hán Việt khá cầu kỳ là Giang Nam dã hạc và được coi là một món ăn quý. Tuy nhiên, đám cưới ngày nay không còn có sự xuất hiện của những món ăn này nữa.
Để giải thích cho tên Giang Nam dã hạc có nghĩa là con chim hạc đậu trên cánh đồng Giang Nam (tỉnh nằm phía Nam song Dương Tử của Trung Quốc, nơi có đồng ruộng phì nhiêu giống miền Tây Nam Bộ của Việt Nam). Ngoài ra, tên gọi này còn được ông cha ta gọi là Kim kê bát bửu hoặc Phượng Hoàng bát trân. Ý nghĩa ở đây là gà vàng hay phượng hoàng với tám món quý. Với món ăn này, gà sẽ được chặt ra thành từng miếng nhỏ và ghim dính lại với nhau bằng tăm.
Tiếp theo là từng món trứng, mỗi người một quả, được ăn kèm cùng với măng tre luộc để không tạo ngán ăn cho mọi người. Cuối cùng là món Kim kê bát bửu là món ăn chính cho bữa tiệc đã bao gồm cơm trong đó. Tuy nhiên, thực đơn tiệc cưới ngày nay lại thay thế cơm bằng lẩu và ăn cùng với mì hoặc bún.
Kế tiếp món này là món kim kê, món ăn có nước hoặc cù lao (sau này gọi là lẩu) hoặc là giò heo hầm với củ cải mặn hoặc ngũ quả (tàu, hạt sen, củ năng, bạch quả, hạt kê,…)
Món tráng miệng trong tiệc cưới xưa hay thời nay thì mọi người vẫn chọn bánh ngọt hoặc trái cây tươi theo mùa để chiêu đãi khách mời.
Trong thực đơn tiệc cưới miền Nam dù là ngày xưa hay hiện nay, dù giàu sang hay bần hàn thì người ta luôn tìm cách tránh chọn những món ăn chua, đắng và hôi tanh. Ví dụ như các món canh chua, canh đắng và các món mắm. Dù miền Nam là nơi sản sinh ra các loại nắm cá đồng nhưng với những món ăn được chế biến từ mắm đều tuyệt ngon như mắm ruột, mắm kho và rau (có trong lẩu mắm ngày nay) cũng sẽ không đưa vào thực đơn tiệc cưới.
Lý do cũng dễ hiểu, khi những món này gợi lên sự đắng cay, chua chát và hôi hám. Dù ngon nhưng lại rất nặng mùi. Tương tự, món cá lóc nướng trui dù là một trong đặc sản của miền Nam, tuy nhiên trong bữa tiệc cưới thì món ăn này hầu như không xuất hiện, mà chỉ có cá hấp. Cũng chính bởi người ta kiêng hình ảnh con cá nướng trui có sự cháy xém đen đủi nên sẽ không chọn để đưa vào thực đơn trong ngày cưới.
Đám cưới ngày xưa, dù gia đình giàu có cỡ nào thì tiệc cưới cũng sẽ nấu ăn tại nhà, có những món được chúng tôi nêu trên. Lúc này, nếu chủ nhân bữa tiệc muốn bày tỏ sự giàu sang và sung túc của mình thì sẽ lựa chọn những món ăn đắt tiền.
Ngày nay, tiệc cưới đa phần được tổ chức tại các nhà hàng tiệc cưới, các món ăn cũng có phần thay đổi và trình tự dọn món cũng không quá khác so với khi xưa.
>>> Tham khảo thêm: Các món ăn phù hợp, thơm ngon và tinh tế của nhà hàng tiệc cưới Riverside Palace
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sự khác nhau của thực đơn tiệc cưới miền Nam Bộ khi xưa và ngày nay. Hy vọng rằng, bạn sẽ có được cái nhìn khách quan khi lựa chọn món ăn đưa vào thực đơn ngày cưới của mình. Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc!
Nem công chả phượng Việt Nam Khi tổ chức sự kiện lớn như tiệc cưới hoặc tiệc công ty, báo…
Tiệc cưới là một trong những yếu tố quan trọng trong một đám cưới hoàn hảo. Nó không chỉ đơn…
Việc tổ chức một sự kiện hay hội nghị quan trọng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh…
Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, việc…
Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là đám…
Trong không khí lãng mạn và tự nhiên của những tiệc cưới ngoài trời, hoa trang trí đóng vai trò…